Nhiều người cho rằng, việc chọn màu xe phù hợp với tuổi sẽ khiến chiếc xe gặp ít trục trặc hơn và người sở hữu sẽ cảm thấy may mắn, an toàn hơn khi tham gia giao thông.
Tham khảo chọn mua:
Đã từ lâu việc cưới hỏi, xây nhà, sơn nhà hay mua sắm đồ đạc dựa vào ngũ hành trở thành một việc quen thuộc. Về mặt tâm linh, những màu sắc hợp với mệnh của chủ nhân sẽ khiến bạn cảm thấy may mắn hơn, tự tin hơn và có tâm lý thoải mái hơn. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về ngũ hành và màu sắc, cũng những kinh nghiệm chọn màu xe hợp với mệnh của bạn.
Ngũ hành
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tồn tại theo quy luật tương sinh và tương khắc. Quy luật của Ngũ hành hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên, vì vậy từ khi được biết đến, Ngũ hành luôn thể hiện một sự chính xác cho những người tin vào. Mỗi người sinh ra đều có mệnh của mình theo quy luật xoay vòng của Ngũ hành 2 năm 1 lần, qua đó ứng với quy luật tương sinh tương khắc với mệnh khác.
Trong ngũ hành, tương sinh là vòng tròn phía ngoài, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Ứng với tự nhiên là cây khô dễ cháy sinh lửa, lửa đốt mọi vật ra tro, thành đất, đất tạo nên quặng trở thành kim loại, kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng như nước, nước nuôi cây lớn. Vòng tròn tương sinh cũng ứng với sự hỗ trợ, làm tốt lên, tạo sự may mắn, yên ổn.
Tương khắc là những đường bên trong vòng tròn tương sinh, tạo thành hình ngôi sao 5 cánh. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy. Ứng với tự nhiên là nước dập tắt lửa, lửa làm chảy kim loại, kim loại cắt được cây, cây hút chất màu của đất, đất ngăn nước chảy. Tương khắc ngược lại với tương sinh, tức là có thể sẽ gây là những điều không tốt, đối lập.
Ngũ hành và màu sắc
Bảng màu cũng có sự chuyển động tương ứng như ngũ hành, và bảng màu cũng rất phù hợp với quy luật của tự nhiên. Theo đó, Mộc ứng với màu xanh lá cây; Hỏa ứng với màu đỏ, hồng, da cam; Thổ ứng với màu nâu, vàng đậm; Kim ứng với màu vàng sáng, bạc, trắng; Thủy ứng với màu xanh nước biển, đen, tím.
Chọn màu xe theo ngũ hành
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, có nghĩa là việc chọn màu cũng nên chọn theo quy luật tương sinh tương khắc với chủ nhân. Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái thanh thản. Bản thân màu tương sinh cũng khiến bạn cảm thấy rất phù hợp. Chọn màu mà mệnh của bạn tương sinh cũng hợp lý, khiến chiếc xe bền hơn và hợp với chủ nhân.
Bạn có thể chọn màu cùng mệnh, nhưng đừng quá lạm dụng. Màu cũng mệnh sẽ khiến bạn yên ổn và an toàn nhưng nếu nhiều màu cùng mệnh quá sẽ sinh ra dư thừa, phản tác dụng.
Cần tránh những màu tương khắc với mệnh của bạn. Những màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, tâm trí bất định, mất tập trung, hay bực bội nóng giận, dễ gặp tai nạn hơn nếu lái xe, có thể bị thương tật.
Bạn cũng không nên lạm dụng những màu mà mệnh của bạn khắc, hay còn gọi là khắc xuất. Những màu ấy tuy không ảnh hưởng đến bạn nhưng sẽ khiến chiếc xe của bạn không ổn định, hay hỏng hóc khó sửa chữa và khó giữ chiếc xe lâu dài.
Kinh nghiệm chon màu xe theo mệnh và năm sinh
Người mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa nên chọn xe màu xanh lá cây. Có thể chọn xe màu da cam, đỏ, hồng cùng mệnh. Nếu bạn cảm thấy một chiếc xe màu xanh lá cây đôi khi quá nổi bật và không phù hơp, hãy chọn các màu như nâu, vàng đậm, trắng, bạc, vàng sáng. Cần tránh xe màu xanh nước biển, đen.
Người mệnh hỏa sinh các năm: 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995. (Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935, Mậu Tý 1948 & Kỷ Sửu 1949, Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957, Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965, Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979, Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987). Xanh lá cây rất hợp với người mệnh Hỏa.
Người mệnh Thổ
Người mệnh Thổ nên chọn xe màu đỏ, da cam, hồng. Có thể chọn màu nâu, vàng đậm, vàng nhạt, bạc, trắng. Nên tránh màu xanh lá cây và nhớ đừng lạm dụng màu xanh da trời, đen. Người mệnh thổ sinh các năm 1938, 1939, 1946, 1947, 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999.
(Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939, Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947, Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977, Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.)
Người mệnh Kim
Người mệnh Kim nên chọn xe màu nâu, vàng đậm. Bạn cũng có thể mua xe màu trắng, vàng nhạt, xanh nước biển. Cần cân nhắc khi mua xe màu xanh lá cây và thận trọng với màu đỏ, da cam, hồng.
Người mệnh Kim sinh các năm 1932, 1933, 1940, 1941, 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001. (Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933, Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941, Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955, Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971, Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985)
Người mệnh Thủy
Người mệnh Thủy nên chọn xe màu trắng, vàng nhạt. Có thể sử dụng màu cùng mệnh như xanh nước biển, đen hay màu xanh lá cây. Bạn cần tránh những màu như nâu, vàng sẫm. Màu đỏ, da cam là màu khắc xuất cũng nên thận trọng khi lựa chọn.
Người mệnh Thủy sinh các năm 1936, 1937, 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997.
(Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937, Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945, Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953, Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967, Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975, Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.)
Người mệnh Thủy nên chọn xe màu trắng.
Người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc nên sử dụng xe có màu xanh nước biển, đen, tím. Có thể sử dụng màu xanh lá cây, nâu, đỏ, hồng, da cam và cần tránh các màu kim như bạc, trắng, vàng ánh kim.
Người mệnh Mộc sinh các năm 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003.
(Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943, Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951, Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972 & Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.)
Và người mệnh Mộc hợp với xe màu xanh nước biển, đen.
Nhìn chung, nên rất trận trọng khi sử dụng các màu tương khắc với mệnh của bạn để có thể an tâm khi sử dụng xe. Dù sao, quan trọng hơn vẫn là việc tập trung khi lái xe, không sử dụng rượu bia và lái xe đúng luật, còn nếu không thì dù có sử dụng xe có màu phù hợp đến mấy bạn cũng phải nhận những hậu quả đáng tiếc.